Chùa Thiên Mụ Huế
Nằm dưới những tán cây trên ngọn đồi Hà Khuê nép mình bên dòng sông Hương lững lờ trôi, Chùa Thiên Mụ trở thành điểm hành hương tín ngưỡng Phật giáo nổi tiếng không chỉ ở Huế mà cho cả nước.
1. Địa điểm chùa Thiên Mụ ở đâu?
Chùa Thiên Mụ nằm cách thành phố Huế 5 km về phía tây, bên bờ bắc sông Hương. Mặc dù chùa nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, huyện Hương Hòa, thành phố Huế, Việt Nam, nhưng chùa không có số cụ thể. Nên để xác định địa điểm bạn chỉ cần xem tọa độ trên bản đồ 16.453172149577, 107.54489981329543 sẽ đưa bạn đến đúng địa điểm.
2. Truyền thuyết chùa Thiên Mụ
Xưa kia, khu vực thiên nhiên chung quanh đồi Hà Khê có cây cối rậm rạp, nơi có cánh rừng hoang dã nguy hiểm.
Trên ngọn đồi, có một ngôi đền nhỏ, khiêm tốn bị che khuất bởi những táng lá. Người địa phương tin rằng đây là nơi linh thiêng và thường xuyên cúng bái. Trong bối cảnh tĩnh mịch này, truyền thuyết về chùa Thiên Mụ hình thành.
Năm 1601, khi đang trên đường từ phương Bắc đến vùng Phú Xuân (nay là thành phố Huế) để lập đô và lập nghiệp, Chúa Nguyễn Hoàng đã dừng chân nghỉ ngơi bên đồi Hà Khê.
Khi đang ngủ, ngài đã có một giấc mơ lạ lùng: một người phụ nữ mặc áo đỏ và quần xanh hiện ra, đứng trên đỉnh đồi. Bà nói rất rõ ràng:
"Phải có một vị chúa mới xây dựng một ngôi chùa ở đây để thu thập linh khí trời đất nhằm duy trì sức mạnh của rồng. Ngài hãy cầm nén hương và đi dọc bờ sông cho đến khi nhang cháy hết. Đây sẽ là nơi dựng kinh đô của ngài".
Khi tỉnh dậy, Chúa Nguyễn Hoàng đã cảm động trước viễn cảnh đó và làm theo lời khuyên của người phụ nữ. Ngài đi dọc bờ sông với hương trên tay, mùi hương trầm thoang thoảng trong không khí yên bình. Khi nhang cháy hết, ông biết rằng mình đã tìm thấy vị trí hoàn hảo cho kinh đô mới của mình. Vùng đất này sau này trở thành địa điểm của Hoàng Thành uy nghiêm, tồn tại cho đến ngày nay.
Được sự chỉ dẫn thiêng liêng này, Nguyễn Hoàng đã mở rộng diện tích đồi Hà Khê và xây dựng một ngôi chùa lớn để tôn vinh Đức Phật. Ban đầu được gọi là "Thiên Mụ", tên của ngôi chùa sau đó được đổi thành "Linh Mụ" dưới thời vua Tự Đức, vì người lo sợ rằng chữ "Thiên" có thể xúc phạm đến các thế lực trên trời.
Ngày nay, người dân địa phương sử dụng cả hai tên, Thiên Mụ và Linh Mụ, thay thế cho nhau.
Trong nhiều thế kỷ qua, chùa Thiên Mụ vẫn là một nơi linh thiêng về mặt tâm linh, nơi người dân Huế đến để cầu nguyện cho hòa bình, thịnh vượng và phước lành cho gia đình và những người thân yêu của họ.
3. Kiến trúc chùa Thiên Mụ
Ngôi chùa được xây dựng theo một kết cấu đường thẳng, được gọi là kiến trúc chữ I, nghĩa là các công trình kiến trúc chính nằm trên một trục thẳng của mặt phẳng trên ngọn đồi Hà Khê. Hai bên là các công trình kiến trúc bỗ trợ.
Chúng ta có thể thấy cụ thể như sau:
3.1. Trụ biểu
Trước mặt chùa, bốn trụ biểu sát đường đi được xây bằng xi măng to hơn một người ôm, hình thành lên 3 lối đi gọi là cổng tam quan. Không giống các cổng tam quan khác có mái che, cổng này để trống, thể hiện sự kết nối giữa trời, đất, và con người.
Trên các trụ không trang trí nhiều hình ảnh, mà theo lối tối giản của kiến trúc, nên chỉ có hình ảnh hoa sen biểu tượng Phật giáo đáng chú ý trên đỉnh trụ.
3.2. Tháp Phước Duyên và công trình chung quanh
Ngước nhìn lên cao từ cổng tam quan đó chính là tòa tháp Phước Duyên 7 tầng hình bác giác, vươn cao như chạp đến trời xanh. Tháp được bố trí nhỏ dần theo các tầng từ chân đến đỉnh tháp, tượng trưng cho sự phát triển vững chắc. Ở mỗi tầng dành riêng cho thờ phụng một vị Phật.
Chi tiết trang trí khá đơn giản với mái ngói âm dương của mỗi tầng. Màu tối được sử dụng cho tổng thể, tương phản với nền trắng của các dòng chữ Hán hai bên khung cửa của từng tầng, làm nổi bật nét trang nghiêm và thiêng liêng.
Hai bên của Tháp Phước Duyên có hai tòa tháp nhỏ đáng chú ý:
- Bên phải là tháp chuông, có Đại Hồng Chung được đúc vào cast in 1710, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Chuông nặng hơn 2000kg, cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, trên thân chuông có nhiều hoa văn tinh xảo. Chuông đã từng có âm thanh vang vọng đến tận các làng chung quanh, được cho rằng có thể mang lời cầu nguyện đi khắp vùng, qua bên kia bờ sông Hương.
- Bên trái tháp là tượng con rùa to, trên lưng đang mang một tấm bia khắc chữa Hán, nói về lịch sử và việc hình thành của ngôi chùa. Nhiều người cho rằng rờ đầu rùa nơi đây sẽ mang lại may mắn, nên đầu của nó trở nên bóng loáng. Nhưng hiện tại, chùa không cho phép du khách sờ, nên bạn chú ý điều này.
3.3. Đại Hùng Điện
Nằm ờ trung tâm của khu vực chùa là Đại Hùng Điện, công trình kiến trúc to nhất nơi đây. Mặc dù bị hư hại và được khôi phục nhiều lần nhưng điện thờ vẫn giữ nét cổ kính, mái ngói âm dương, mái cong nhẹ nhàng với hình rồng cách điệu, và những vòng tròn luân hồi trong phật giáo, nhắc nhỡ sự tiến triển, hủy hoại và tái sinh của cuộc sống.
Phía trong điện một hình phật di lặc bụng to bằng đồng, nở nụ cười tươi chào đón mọi người đến với đất Phật. Và chung quanh là những cột gỗ được sơn mài bóng loáng nhưng không tô vẽ, tạo nét mạnh mẽ nhưng khiêm tốn.
Nhìn tổng thể trang trí trong kiến trúc của Chùa Thiên Mụ thể hiện một nét hoài cổ bởi các màu sử dụng trầm, đơn giản trong thiết kết và hoạt tiết. Tuy vậy, nơi đây vẫn thể hiện lên các yếu tố tôn vinh Phật pháp bằng những hoa sen nhẹ nhàng, vòng luân hồi trong phật giáo, hay hình rồng tối giản trên mái chùa - thể hiện khiêm nhường, khác hoàn toàn các con rồng cầu kỳ, mạnh mẽ trong Hoàng Cung.
Bên cạnh những công trình kiến trúc chính này, còn nhiều địa điểm đang đợi bạn khám phá như Địa Tang Vương, Quan Âm Điện, vườn cây cảnh hay vật phẩm cổ xe Austin.
4. Ý nghĩa lịch sử to lớn của chùa Thiên Mụ
Sự ra đời của chùa Thiên Mụ đánh dấu một bước ngoặc cho sự phát triển của phật giáo ở Huế và Việt Nam. Nối tiếp sự phát triển này, đến nay ở Huế có hơn 300 ngôi chùa (nguồn báo Đại Đoàn Kết) nằm rãi rác khắp nơi từ thành phố đến các ngọn đồi tĩnh mịch của vùng đất linh thiêng này.
Một điều đặc biệt nữa của ngôi chùa Linh Mụ, đó là sự chứng kiến sự thịnh vượng của triều đại phong kiến Nhà Nguyễn, trãi dài suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Niềm tin mãnh liệt của các vua Nhà Nguyễn vào Phật giáo cũng tạo điều kiện tốt cho Linh Mụ và các ngôi chùa khác được từng bước hình thành nên một tổng thể.
Ngày nay, Chùa Linh Mụ trở hành một địa điểm tham quan nổi tiếng của Huế, nơi chứa đựng những câu chuyện tâm linh, khoác lên một nét đẹp nhẹ nhàng tỏa ra từ cá tòa kiến trúc cổ và thiên nhiên thanh bình nơi đây.
5. Chú ý khi tham quan chùa
- Chùa mở cửa hằng ngày, miễn phí vé. Tuy nhiên, từ 11 giờ đến 1 giờ trưa, chính điện đóng cửa nghỉ ngơi, nên bạn chỉ có thể tham quan ở khu vực chung quanh trong khuôn viên chùa.
- Thời điểm tốt nhất để tham quan và chụp những bức ảnh tuyệt đẹp tại Chùa Thiên Mụ là sáng sớm, trước 8:00 sáng và chiều muộn, sau 4:00 chiều. Trong những giờ này, ánh sáng vàng dịu nhẹ làm tăng thêm màu sắc huyền bí của ngôi chùa, tạo ấn tượng sâu trong bầu không khí yên bình.
- Không nên có những cách tạo dáng lạ nơi chùa Linh Mụ để tôn trọng sự trang nghiêm, linh thien của chùa.
- Chú ý trang phục áo dài tay, quần hoặc váy nên che gối khi vào chính điện cúng bái.
-
Điểm chụp ảnh
-
Lịch sử & văn hóa
-
Thiên nhiên
-
Cho phép chụp ảnh
-
Cho phép mang đồ ăn
-
Có bãi đậu xe