Ngôn ngữ tiếng Việt: Lịch sử hình thành và các vùng phương ngữ

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống của người Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, chưa có thêm ngôn ngữ nào được chính phủ Việt Nam quy định là ngôn ngữ thứ hai của đất nước.

tu dien tieng viet
Từ điển tiếng Việt

1. Có 90 ngôn ngữ được sử dụng như tiếng mẹ đẻ trên lãnh thổ Việt Nam

Có tổng cộng 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. 54 tộc người này sống phân bố rãi rác cả nước. Sự đa dạng về tộc người ở Việt Nam đã dẫn đến sự đa dạng trong ngôn ngữ. 

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, trên lãnh thổ cả nước, hiện có hơn 90 ngôn ngữ khác nhau được các tộc người sử dụng như tiếng mẹ đẻ. Trong đó, tộc người Kinh, sử dụng tiếng Việt làm tiếng mẹ đẻ, chiếm hơn 85% dân số. Vì sự chiếm ưu thế này, nên tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thống của cả nước.

Mặc dù vậy, chính phủ Việt Nam vẫn có những chính sách nhằm duy trì và phát huy tiếng nói riêng của các dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, ngoài tiếng Việt, ở một số vùng dân tộc thiểu số, ngôn ngữ của dân tộc đó đã được sử dụng làm đối tượng hoặc phương tiện dạy học trong các chương trình giáo dục phổ thông. 

Trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các đài phát thanh và truyền hình ở nhiều địa phương cũng có chương trình phát bằng tiếng dân tộc ít người như tiếng Khmer, Ê Đê, Ba Na, Mông, Gia Rai, Cơ Tu, Xê Đăng.

Du khách khi du lịch đến các vùng miền khác nhau ở Việt Nam, chắc chắn sẽ có điều kiện khám phá sự đa dạng ngôn ngữ này. Chẳng hạn, tiếng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; Tiếng Ê Đê ở Đăk Lăk, Gia Lai; Tiếng H`Mông ở các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên.

2. Lịch sử tiếng Việt

Một ngôn ngữ thường bao gồm hai bộ phận là tiếng nói và chữ viết. Trong đó, phần tiếng nói luôn là cái có trước. Chữ viết sẽ bao gồm các ký tự dùng để ghi lại tiếng nói. Một ngôn ngữ có thể không có chữ viết nhưng bắt buộc phải có tiếng nói.

Lịch sử tiếng Việt sẽ bao gồm sự ra đời của tiếng nói và chữ viết.

  • Về tiếng nói: có nhiều giả thiết khác nhau được các nhà nghiên cứu đưa ra về nguồn gốc của tiếng Việt. 

Giả thiết thứ nhất cho rằng “tiếng việt chỉ là một nhánh bị thoái hóa của tiếng Hán”. Người đại diện cho giả thiết này là Jean-Louis Taberd. Cơ sở của giả thiết này dựa trên vốn từ vựng của tiếng Việt chứa lượng lớn từ có nguồn gốc từ tiếng Hán. 

Giả thiết khác lại cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc từ họ ngôn ngữ Nam Đảo. Đại diện cho quan điểm này là Bình Nguyên Lộc với các công trình nghiên cứu nổi bật: “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” và “Lột trần Việt ngữ”. 

Giả thiết thứ ba xuất hiện vào đầu thế kỷ hai mươi, khi Henry Maspéro đưa ra khá nhiều lý luận thuyết phục cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc từ họ ngôn ngữ Thái. Trong một thời gian dài, người ta chấp nhận rằng giả thiết của Maspéro là thuyết phục và có căn cứ. 

Giả thiết thứ tư xuất hiện với rất nhiều bằng chứng khoa học cho rằng tiếng Việt bắt nguồn từ nhóm Việt-Mường thuộc nhánh Mon-Khmer họ Nam Á. Đại diện cho giả thuyết này là André Georges Haudricourt. Hiện, có khá nhiều nhà khoa học đồng tình với quan điểm trên bởi hệ thống lập luận chặt chẽ, có căn cứ và thuyết phục.

  • Về nguồn gốc của chữ viết tiếng Việt: theo chiều dài lịch sử, chữ viết tiếng Việt đã có nhiều thay đổi, bắt đầu từ chữ Hán sang chữ Nôm và ngày nay là chữ Quốc Ngữ.

– Chữ Hán: là hệ chữ viết tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử tiếng Việt. 

Bắt đầu bằng việc người Việt cổ đã dùng các ký tự tượng hình của chữ Hán để ghi chép và giao dịch. Cùng sự phát triển của xã hội, chữ Hán trở thành chữ viết chính thức được các chế độ phong kiến lịch sử Việt Nam sử dụng để giảng dạy, thi cử, ban hành quy chế, soạn thảo và lưu trữ văn bản.

Hệ chữ Hán này được người Việt sử dụng xuyên suốt cho đến khoảng thế kỉ XVIII

– Chữ Nôm: vào khoảng thế kỉ thứ X, chữ Nôm bắt đầu manh nha hình thành.

Đây cũng là một hệ chữ tượng hình, được xây dựng dựa trên căn cứ chữ Hán. Vì lẽ đó, có khá nhiều điểm giống nhau giữa chữ Hán và chữ Nôm. Tuy vậy, đây vẫn là hai hệ chữ viết khác nhau và chữ Nôm là hệ chữ hoàn toàn riêng biệt của dân tộc Việt.

Đến khoảng thế kỷ XIV- XV chữ Nôm bắt đầu hoàn thiện, và đi vào quá trình phát triển rực rỡ trong giai đoạn thế kỷ XVII đến XIX.

– Chữ Quốc Ngữ

Đến thế kỉ XVI, chữ Quốc Ngữ bắt đầu được thai nghén. Ban đầu, đó chỉ là những ký tự Latinh được các giáo sĩ phương Tây sử dụng để ghi lại phiên âm tên của các địa danh, người và danh xưng tôn giáo trong tiếng Việt.

Dần dần, ngày càng có nhiều hơn những bảng ghi lại các phiên âm tiếng Việt bằng con chữ Latinh và hình thành nên hệ chữ An Nam. Quá trình phát triển và hoàn thiện diễn ra không ngừng, cho đến thế kỉ XIX, chữ Quốc Ngữ có được diện mạo hoàn chỉnh của mình.

Đến năm 1945, chữ Quốc Ngữ theo hệ mẫu tự Latinh hoàn toàn thay thế hệ chữ tượng hình là chữ Nôm và chữ Hán để trở thành chữ viết chính thức và thống nhất của Việt Nam. Chữ viết đó không ngừng hoàn thiện và phát triển cho đến ngày nay.

ngon ngu tieng viet

3. Tiếng Việt đứng thứ 20 trên thế giới về số lượng người nói

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 85,3 triệu người đang nói tiếng Việt trên toàn cầu và là ngôn ngữ đứng thứ 20 trên thế giới về số lượng người nói.

Tiếng Việt không chỉ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam mà còn có mặt ở nhiều quốc gia khác. Nó xuất hiện trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đức, Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Newzeland, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Nhật.

4. Tiếng Việt và những đặc điểm nổi bật

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, do đó, nó mang những đặc điểm nổi trội của loại hình này như: từ không biến đổi hình thái; hư từ và trật tự từ giữ vai trò làm rõ quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của từ và câu; quan hệ giữa các từ là độc lập, tự do không ràng buộc nhau; mỗi tiếng trong tiếng Việt là một âm tiết và cũng là một hình vị.

Từ đó có thể thấy:

  • Tiếng Việt không có “Thì”

Nếu trong tiếng Anh, “Thì” giữ vai trò quan trọng quyết định cấu trúc cũng như ý nghĩa của câu, trong tiếng Việt “Thì” không tồn tại. Thay vào đó, các hư từ, trật tự từ đảm nhận vai trò làm rõ quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa của câu.

Chẳng hạn: khi muốn diễn tả việc xãy ra trong tương lai, trong câu có thể có các hư từ như: sẽ, chuẩn bị, sắp sửa, gần. Người nói cũng có thể sử dụng các trạng từ chỉ thời gian như: ngày mai, ngày kia, một lát nữa, chiều nay, chiều mai. Và người nói hoàn toàn không cần phải chia “Thì” trong câu nói của mình. 

  • Từ không biến đổi hình thái và trật tự từ quyết định ý nghĩa của câu

Trong tiếng Việt, mỗi từ mang một ý nghĩa độc lập và hoàn toàn không có hiện tượng biến đổi hình thái. Các yếu tố như tiền tố, phụ tố không xuất hiện trong tiếng Việt. Thay vào đó, trật từ tự sẽ quyết định ý nghĩa của câu.

Chẳng hạn khi thay đổi trật tự của từ trong câu: 

“Tôi(1) hát(2) không(3) hay(4)”- “I don’t sing well” 

thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi: 

“Tôi(1) không(3) hay(4) hát(2)” – “I don’t sing often”; 

“Hay(4) tôi(1) không(3) hát(2)?” – “Can not I sing?”; 

“Tôi(1) hát(2) hay(4) không(3)?- “Do I sing or not/ Do I sing well?”

  • Tiếng Việt không phân biệt “Giống”

Không phân biệt “giống cái” hay “giống đực” như tiếng Pháp, điều này giúp cho việc nhận diện và học các danh từ trong tiếng Việt dễ dàng hơn hẳn.

  • Ý nghĩa của từ biến đổi khi thanh điệu biến đổi

Một trong những điểm đặc biệt của tiếng Việt là hệ thống thanh điệu thể hiện cao độ của giọng nói. Chúng được thể hiện bằng các dấu: ngang (không có dấu), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Điều đó có nghĩa, khi cao độ của từ thay đổi tức thanh điệu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa của từ. Chẳng hạn khi thay đổi thanh điệu của từ: “Me – Tamarin” sẽ tạo ra những từ có ý nghĩa hoàn toàn khác, như:

Mè – Sesame

Mé – One side

Mẻ – cơm hoặc bún được ủ lên men có vị chua

Mẽ – Vẻ bề ngoài của một người hàm ý mĩa mai

Mẹ – Mother

5. Hệ thống nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt

Tiếng Việt có:

– 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, i, u, ư, y.

– 31 nguyên âm đôi: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ua, uă, uâ, uê, uô, uơ, ui, uy, ưa, ưi, ưu, ươ, ia, iê, iu, oa, oă, oe, oo, oi, ôi, ơi, yê

– 14 nguyên âm ba: oai, oao, oay, oeo, uay, uây, uôi, uya, uyê, uyu, ươi, ươu, iêu, yêu

– 17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

– 11 phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr.

6. Các vùng phương ngữ tiếng Việt

Có nhiều ý kiến chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ cơ bản là Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, lại có nhiều phương ngữ tiếng Việt hơn rất nhiều. Chẳng hạn, ở miền trung, khu vực được gộp chung thành phương ngữ Trung lại có những vùng phương ngữ mang đặc điểm hoàn toàn khác nhau, như: phương ngữ Huế, phương ngữ Quảng Nam, phương ngữ Bình Định.

Sự khác biệt khá lớn giữa các vùng phương ngữ tạo ra rất nhiều khó khăn cho những người lần đầu học tiếng Việt. Người quen dùng phương ngữ Bắc sẽ rất khó khăn để hiểu được phát âm của người Huế hay người Hội An- Quảng Nam và ngược lại.

Với du khách, việc nghe và hiểu được các vùng phương ngữ của tiếng Việt càng là thử thách. Nhưng đôi khi, chính sự khác biệt đó sẽ mang lại cho bạn khá nhiều trải nghiệm thú vị. Chẳng hạn: từ “Cảm ơn” trải qua các vùng miền khác nhau bạn sẽ được nghe những cách nói không giống nhau, như:

  • Người Phú Yên: “Kẻm ơn”- nguyên âm “a” trong từ “cảm” được người dân nói chệch thành “e”
  • Người Hội An sẽ nói “Cổm ơn”- nguyên âm “a” trong từ “cảm” bị biến đổi thành âm “ô”
  • Người Huế nói: “Cạm ơn”- thanh “hỏi” trong từ “cảm” bị chuyển hóa thành thanh “nặng”.

 

 / 

Sign in

Send Message

My favorites