Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nằm trong hệ thống bảo tàng cấp quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được chính phủ cấp phép đầu tư xây dựng từ năm 1995. Năm 1997, Bảo tàng chính thức mở cửa đón khách và trở thành đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Ba khu trưng bày chính của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:
1. Khu Trống đồng:
Khu vực này nằm trong tòa nhà 2 tầng có diện tích trưng bày 2.000m2, và được đưa vào hoạt động từ năm 1997. Đa phần diện tích ở đây dùng để trưng bày thường xuyên những hiện vật, phim, ảnh, công trình nghiên cứu và không gian tái tạo về 54 dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, còn có không gian dành cho hoạt động trưng bày nhất thời.
2. Khu Cánh Diều:
Với sự hiện hữu của tòa nhà 4 tầng có kiến trúc mô phỏng hình ảnh cánh diều. Tòa nhà này mở cửa đón khách lần đầu vào năm 2013. Khu vực này dùng để trưng bày các hiện vật về các cư dân ngoài Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào các dân tộc ở Đông Nam Á.
3. Khu trưng bày ngoài trời:
Khu ngoài trời còn được gọi là Vườn kiến trúc. Khu vực này được thiết kế khá đẹp mắt với cây xanh, hồ nước, suối nhân tạo. Đây là không gian trưng bày, giới thiệu 10 kiểu kiến trúc nhà ở của các dân tộc Việt Nam như nhà người Chăm, Bana, Êđê, Tày, Dao, Hmông,…
Đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam du khách sẽ có cái nhìn đầy đủ, tổng quan về các dân tộc anh em đang chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số hiểu biết cơ bản về các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
Thời gian mở cửa: Mở cửa từ 8h30 đến 17h30 các ngày Thứ Ba đến Chủ Nhật hàng tuần. Đóng cửa vào các ngày thứ Hai và Tết nguyên đán.
Ngoài vé tham quan, bạn cần chú ý đến lệ phí chụp ảnh ở đây nhé:
- Phí chụp ảnh cho máy cá nhân: 50.000vnđ/1 máy
- Phí chụp ảnh cho máy chuyên nghiệp: 500.000vnđ/1 máy
Chân thành cảm ơn những hình ảnh đẹp từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!
-
Điểm chụp ảnh
-
Lịch sử & văn hóa
-
Cho phép chụp ảnh
-
Có bãi đậu xe